Chuyển tới nội dung

Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp hiện nay

gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là một loại vật liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất đồ nội thất. Với sự tăng cường về nhu cầu sử dụng đồ nội thất, việc sử dụng gỗ công nghiệp được xem là một giải pháp hiệu quả khi nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên có hạn chế. Không chỉ giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên, mà còn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về đồ nội thất. Vậy, gỗ công nghiệp là gì? Những ưu điểm và nhược điểm của gỗ công nghiệp là gì? Hãy cùng Kim Sinh khám phá thông tin chi tiết ở dưới đây.

1. Gỗ công nghiệp là gì?

Trái với gỗ tự nhiên được đốn từ thân cây gỗ, gỗ công nghiệp là sản phẩm của sự kết hợp giữa keo, hóa chất và các mảnh gỗ nhỏ để tạo thành tấm gỗ. Để hiểu một cách đơn giản, gỗ công nghiệp được sản xuất từ việc tận dụng nguyên liệu tái chế như ngọn cành và phần không sử dụng của cây gỗ tự nhiên. Thông thường, gỗ công nghiệp bao gồm hai phần chính: cốt gỗ (phần bên trong) và lớp phủ bề mặt.

gỗ công nghiệp

2. Các loại gỗ công nghiệp

2.1 Gỗ công nghiệp MFC

Ván MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard, được sản xuất từ gỗ rừng trồng có nguồn gốc bền vững như cây keo, bạch đằng và cao su. Quá trình sản xuất bao gồm băm nhỏ gỗ, kết hợp với keo và ép thành tấm dưới áp suất lớn, sau đó phủ lớp Melamine để bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước và thấm nước.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp MFC

  • Thân thiện với môi trường và sức khỏe của con người
  • Chống cong vênh, bong tróc tốt và cả mối mọt
  • Chống ẩm vô cùng tốt, phù hợp với khí hậu ẩm ướt
  • Bề mặt Melamine có nhiều màu sắc, dễ thiết kế
  • Giá cả hợp lý và dễ dàng vệ sinh

gỗ công nghiệp

Nhược điểm của loại gỗ công nghiệp MFC

  • Khả năng chịu nước thấp khi tiếp xúc lâu dài
  • Lớp keo bên trong dễ bung nếu không qua quá trình sản xuất chất lượng
  • Khả năng chịu lực thường không bằng gỗ tự nhiên

Ứng dụng nổi bật của gỗ công nghiệp MFC

Gỗ MFC thường được sử dụng để làm bàn làm việc, bàn học sinh

Gỗ MFC lõi xanh thích hợp cho sản xuất nội thất cao cấp, chống nước, chống ẩm và mối mọt.

2.2 Gỗ công nghiệp MDF

MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard (Ván sợi mật độ trung bình), được sản xuất thông qua quá trình nén với tỷ lệ nén trung bình. Cốt gỗ MDF được làm từ gỗ vụn, nhánh cây tạo thành bột gỗ sợi, kết hợp với keo, hóa chất kết dính và chất bảo vệ chống mối mọt. So với MFC, MDF được làm từ bột gỗ nên có bề mặt mịn, không có dăm gỗ thô to.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF

  • Dễ gia công, giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên
  • Bám sơn tốt, phù hợp cho sản phẩm cần trang trí nhiều màu sắc
  • Dễ tạo hình cong, uyển chuyển cho sản phẩm
  • Bề mặt phẳng, nhẵn, rộng hơn gỗ tự nhiên, thích hợp cho thiết kế sản phẩm kích thước lớn mà không cần chắp nối
  • Gia công vô cùng nhanh chóng và tiết kiệm chi phígỗ công nghiệp

Nhược điểm của loại gỗ công nghiệp MDF

  • Khả năng chống nước kém
  • Độ cứng thấp, dễ bị mẻ cạnh
  • Hạn chế về độ dày, thường cần kết hợp nhiều tấm lại với nhau
  • Không thể trực tiếp vẽ hoặc trạm trổ họa tiết lên bề mặt, cần kết hợp công nghệ in vân gỗ
  • Formaldehyde trong keo có thể vượt mức an toàn nếu không kiểm định nghiêm ngặt, chuyên nghiệp

Ứng dụng nổi bật của gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF thường được phủ lớp Melamine hoặc Laminate để tạo họa tiết, hoa văn giả gỗ, phục vụ trong sản xuất và trang trí nội thất như bàn ghế, tủ quần áo, giường ngủ, tủ kệ

3. Các bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng hiện nay

  • Bề mặt Melamine: là lớp giấy được phủ keo nhựa Melamine. Keo này giúp tăng độ bền, giảm khả năng cháy, chống ẩm mốc và thấm cho sản phẩm nội thất.
  • Bề mặt Laminate: Cấp cao hơn so với Melamine, bao gồm 3 lớp: giấy kraft, giấy trang trí và lớp phủ bên ngoài, được ép bằng công nghệ HPL – công nghệ cao cấp nhất.
  • Bề mặt Acrylic: Bề mặt được làm từ thành phần tinh chế từ dầu mỏ. Thường có 3 lớp: nhựa ABS, lớp nhựa trong và lớp phủ bên ngoài.
  • Bề mặt Veneer: được làm từ gỗ tự nhiên được cắt mỏng có độ dày từ 0,3-0,6mm, sau đó dán lên bề mặt gỗ. Mang đặc tính của gỗ tự nhiên: vân gỗ đẹp, đàn hồi sau khi tẩm sấy.

gỗ công nghiệp

4. Gỗ công nghiệp có an toàn khi sử dụng hay không?

Gỗ công nghiệp được xem là lựa chọn hàng đầu để thay thế gỗ tự nhiên do tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, loại gỗ này được tạo ra thông qua sự can thiệp của con người và thường không tránh khỏi việc sử dụng hóa chất, như hoạt chất Formaldehyde trong keo dán các mảnh gỗ lại với nhau. Nếu quá trình sản xuất không được kiểm soát chặt chẽ, lượng Formaldehyde phát thải có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, bao gồm nguy cơ ung thư, đột biến gen, và các vấn đề về sức khỏe như bệnh về mắt, tai mũi họng.

Tuy nhiên, nếu hàm lượng Formaldehyde trong gỗ công nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quy định của ngành, thì đây sẽ là sự thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên trong nội thất, mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng.

Gỗ công nghiệp đã và đang khẳng định vị thế của mình như một vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng và thiết kế nội thất hiện đại. Với những ưu điểm vượt trội như chi phí hợp lý, đa dạng về mẫu mã, tính linh hoạt cao, và khả năng bền vững, gỗ công nghiệp không chỉ là lựa chọn thay thế hiệu quả cho gỗ tự nhiên mà còn mang đến những giải pháp sáng tạo cho các không gian sống và làm việc. Sử dụng gỗ công nghiệp không chỉ giúp bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu khai thác gỗ tự nhiên mà còn tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hãy để gỗ công nghiệp trở thành một phần quan trọng trong không gian của bạn, mang đến sự tiện nghi, thẩm mỹ và bền vững cho cuộc sống hiện đại. Hy vọng, qua bài viết của Kim Sinh, bạn đã hiểu rõ về loại gỗ công nghiệp hiện nay rồi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *