Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin và giải đáp nhiều câu hỏi xoay quanh ứng dụng cơ bản của inox 430. Chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao loại inox này lại rất phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Hãy cùng Kim Sinh theo dõi để có cái nhìn rõ hơn về đặc tính và ứng dụng của inox 430.
Inox 430 là gì? Giải đáp thắc mắc
Inox 430 là một loại thép không gỉ Ferritic, được tạo thành chủ yếu từ Crom và Fe. Có hàm lượng Carbon thấp và ít hoặc không chứa Nikel (chỉ từ 0-0.75%). Do đó, mặc dù inox 430 vẫn giữ được những đặc tính tốt của thép không gỉ như khả năng chống ăn mòn và định hình, nhưng độ bền của nó thấp hơn nhiều so với các loại thép khác.
Tuy nhiên, thông qua việc hiểu rõ về các đặc tính của inox 430. Người ta có thể kiểm soát và tận dụng những hạn chế này để sản xuất một cách hiệu quả nhất, từ đó phát huy tối đa tiềm năng của loại thép này.
Bảng thành phần hóa học của inox loại 430:
Inox 430 là một loại thép không gỉ có chất lượng thấp nhất trong các loại thép không gỉ như 201, 304, 316,… Theo các chuyên gia, inox loại 430 không được đánh giá cao khi sử dụng phương pháp hàn vì không chịu áp lực cao và tác động mạnh. Khi làm việc với tải trọng lớn, inox loại 430 không đáp ứng được do độ cứng và độ bền thấp. Tuy nhiên, inox 430 có khả năng chịu nhiệt tốt, nhưng dễ trở nên giòn và gãy ở môi trường nhiệt độ dưới 0 độ C.
C | Mn | P | S | Si | Cr |
0.12 max | 1.0 max | 0.045 max | 0.03 max | 1.0 max | 16.0-18.0 max |
Inox 430 có bị gỉ không?
Khi nói đến thép không gỉ, chúng ta thường nhắc đến khả năng chống ăn mòn của nó. Các thuật ngữ như chống oxy hóa, chống rỉ sét và chống mài mòn thường được đề cập khi thảo luận về thép không gỉ. Tuy nhiên, từng loại thép có thành phần hóa học khác nhau sẽ có mức độ chống ăn mòn khác nhau.
So với các loại inox như 201, 304 và 316, inox 430 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn, dễ bị oxi hóa và rỉ sét nhanh hơn, có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài dẫn đến hoen ố và xỉn màu. Tuy nhiên, inox loại 430 vẫn có khả năng chống ăn mòn tốt ở nhiệt độ cao và trong môi trường có tỉ lệ ăn mòn nhẹ.
Đặc biệt hiệu quả khi không tiếp xúc với các chất oxy hóa mạnh. Dưới điều kiện môi trường được kiểm soát chặt chẽ, inox loại 430 sẽ phát huy hiệu suất tốt nhất của mình.
Inox 430 có nhiễm từ không?
Một trong những đặc điểm nổi bật và phổ biến nhất của inox loại 430 là khả năng dễ từ. Chính nhờ tính chất này mà inox 430 được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm cần tính từ và có khả năng tương tác với từ tính.
So sánh chi tiết giữa inox 430 với inox 201,inox 304
Inox 430 có khả năng chống ăn mòn trong acid hữu cơ và axit nitric, chỉ phát huy hiệu quả chống ăn mòn trong môi trường có tỉ lệ ăn mòn nhẹ và được kiểm soát môi trường một cách cẩn thận.
Inox 201 có khả năng chống ăn mòn tốt cả trong môi trường ăn mòn vừa và nhẹ. Trong khi inox 304 có khả năng chống ăn mòn tốt hơn ở môi trường khắc nghiệt hơn (nhưng thấp hơn inox 316). Thậm chí trong môi trường chứa hóa chất.
Inox 430 có khả năng chịu nhiệt từ 815oC đến 870oC, inox 201 từ 1149°C đến 1232 °C, và inox 304 lên đến 925oC. Đối với gia công hàn, inox 430 cần được làm nóng trước khi hàn ở nhiệt độ từ 150oC đến 200oC.
Inox 201 có thể được hàn bằng kỹ thuật cơ bản mà không gặp khó khăn. Trong khi inox 304 có thể làm việc tốt với mọi phương pháp hàn. Inox 430 có khả năng nhiễm từ cao. Inox 201 nhiễm từ nhẹ, và inox 304 không hoặc rất ít nhiễm từ.
Ứng dụng của Inox 430 là gì ?
Inox 430 thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm không yêu cầu khả năng chống ăn mòn cao. Trong môi trường ít tiếp xúc với nước và các chất đặc biệt. Tuy nhiên, khi tuân thủ các hạn chế này, sản phẩm từ inox 430 vẫn mang lại nhiều lợi ích quan trọng.
Các ứng dụng phổ biến của inox loại 430 bao gồm tấm inox được sử dụng trong thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh, tivi, máy giặt, đồ gia dụng nhà bếp như chậu, bồn rửa, nồi, chảo, muỗng nĩa, cũng như các vật trang trí trong nhà. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của inox loại 430 là làm chảo/nồi cho bếp điện từ nhờ khả năng dẫn nhiệt đặc trưng của nó.
Giá cả Inox 430
Chất lượng cao thường sẽ đi đôi với giá cả. Vì inox 430 có chất lượng tương đối thấp hơn từ khía cạnh độ cứng, độ bền và khả năng chống oxy hóa, nên giá của nó thường rẻ hơn so với các loại inox khác như inox 201 và inox 304. Dù sản phẩm giống nhau, nhưng nếu được làm từ inox loại 430. Giá sẽ luôn thấp hơn so với khi làm từ inox 201 hoặc inox 304. Sự thiếu hụt niken và molypden cũng là một yếu tố giúp inox loại 430 trở nên phổ biến hơn.
Tóm lại, mặc dù inox 430 không có những ưu điểm nổi bật hơn so với các loại inox khác. Nhưng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính chất của inox 430. Điều này sẽ mở ra nhiều lựa chọn hơn cho việc áp dụng inox 430 vào các sản phẩm một cách linh hoạt và phù hợp. Hy vọng qua bài viết này của thiết bị bếp inox Kim Sinh, bạn đã có cái nhìn tổng quan về inox 430 nha.